Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư đúng mà bạn nên biết
Bài viết dưới đây của Đơn vị quản lý tòa nhà Nhật Bản VISAHO sẽ giúp bạn hiểu được cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp đến bạn các thông tin về thời điểm, người chịu trách nhiệm nộp phí bảo trì… Hãy đọc bài viết để nắm rõ các công tác liên quan đến quản lý tòa nhà chi tiết nhé!
>>>> Xem Ngay: Vai trò và công tác quản lý vận hành bất động sản
1. Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư theo điều 108 Luật nhà ở 2014
Tại điều 108 Luật nhà ở 2014, khoản chi phí bảo trì căn hộ chung cư được quy định như sau:
- Trường hợp 1: Đối với người thuê hoặc mua căn hộ/diện tích thì cần nộp phí bảo trì tòa nhà bằng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích.
- Trường hợp 2: Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại chưa bán hoặc không cho thuê thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại. Khoản phí này sẽ được tính theo giá trị căn hộ có giá bán cao nhất của toà nhà chung cư đó.
Phí bảo trì nhà chung cư
>>>> Tìm Hiểu: Chi phí vận hành tòa nhà văn phòng, chung cư là gì, tính ra sao?
2. Phí bảo trì nhà chung cư do ai nộp?
Cư dân, chủ đầu tư, chủ sở hữu là những người chịu trách nhiệm trong việc nộp kinh phí bảo trì căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật. Tất cả những phí bảo trì được gọi là quỹ bảo trì chung cư. Khoản phí này sẽ được ban quản lý chung cư sử dụng vào việc bảo trì, bảo dưỡng toà nhà.
2.1 Cư dân
Người dân đang sinh sống trong khu chung cư có trách nhiệm thực hiện đóng phí bảo trì chung cư. Phí này sẽ được dùng để phục vụ cho các hoạt động sửa chữa, thay thế cơ sở vật chất trong khu chung cư.
2.2 Chủ đầu tư
Chủ đầu tư sẽ nộp kinh phí bảo trì chung cư theo nội dung dưới đây:
- Đối với trường hợp căn hộ, phần diện tích cho thuê hoặc bán, chủ đầu tư phải phải đóng 2% phần giá trị căn hộ hoặc diện tích sở hữu. Khoản chi phí này sẽ được tính vào số tiền thuê hoặc bán căn hộ cho người mua sau khi bàn giao và được ghi rõ trong hợp đồng
- Đối với trường hợp căn hộ, phần diện tích chưa được cho thuê hoặc chưa bán, chủ đầu tư phải có trách nhiệm đóng 2% phần giá trị căn hộ, phần diện tích được giữ lại
Chủ đầu tư nhà chung cư
>>>> Tìm Hiểu Chi Tiết: Chủ đầu tư là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư
2.3 Chủ sở hữu nhà chung cư
Theo quy định về phí bảo trì căn hộ chung cư, chủ sở hữu phải tiến hành nộp phí theo nội dung sau:
- Trong trường hợp quỹ bảo trì không đủ cho việc thực hiện sửa chữa phần sở hữu chung của chung cư, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm nộp bổ sung theo phần diện tích riêng.
- Trong trường hợp trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà đầu tư ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư chưa đóng góp phí bảo trì thì:
- Chủ sở hữu tổ chức cuộc họp để thống nhất khoản chi phí này.
- Khoản kinh phí này sẽ được đóng mỗi tháng vào tổ chức tín dụng và được ban quản lý chung cư cao tầng sử dụng khi có việc cần bảo trì, sửa chữa.
- Sau ngày 01 tháng 7 năm 2006, trong các trường hợp đồng mua bán, thuê nhà không có thoả thuận về điều khoản, người chịu trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì sẽ là chủ đầu tư.
Chủ sở hữu nhà chung cư
>>>> Khám Phá Ngay: Dịch vụ quản lý chung cư cao cấp theo tiêu chuẩn Nhật Bản
3. Thời điểm nộp phí bảo trì căn hộ chung cư
Người thuê hay người mua sẽ đóng phí bảo trì cũng như phí quản lý vận hành nhà chung cư khi được bàn giao nhà theo quy định của điều 108 Luật nhà ở 2014. Đối với chủ sở hữu nhà chung cư, nhà nước chưa có quy định thời điểm rõ ràng để nộp chi phí bảo trì. Tuy nhiên, thời hạn 5 năm sẽ là thời điểm phù hợp để nộp kinh phí này.
Thời điểm nộp phí bảo trì căn hộ chung cư
>>>> Click Xem Thêm: Giải pháp quản lý chung cư nâng cấp dịch vụ vận hành tòa nhà
4. Phí bảo trì nhà chung cư được sử dụng và quản lý như thế nào?
Phí bảo trì nhà chung cư sẽ do ban quản trị quản lý theo quy định của nhà nước. Phí bảo trì sẽ được sử dụng cho mục đích chung của nhà chung cư.
4.1 Quy định về sử dụng phí bảo trì chung cư
Phí bảo trì chung cư sẽ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động chung trong khu chung cư bao gồm:
- Bảo trì các công trình và phần diện tích thuộc sở hữu chung như các công trình công cộng thuộc khu chung cư, không gian hệ thống kết cấu và các trang thiết bị được dùng chung trong nhà chung cư. Ngoài ra, các hệ thống kỹ thuật bên ngoài được kết nối với khu chung cư vẫn được sử dụng chi phí bảo trì.
- Bảo trì các hệ thống thiết bị kỹ thuật được sử dụng trong nhà chung cư bao gồm thang máy, hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị trong phòng cháy chữa cháy,...
- Xử lý các vấn đề tắc nghẽn cống thoát nước, chất thải sinh hoạt
- Các vấn đề khác theo thỏa thuận được nêu rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của nhà nước về nhà ở.
Quy định về sử dụng phí bảo trì chung cư
>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Quy định về quỹ bảo trì nhà chung cư đối với chủ đầu tư
4.2 Trách nhiệm quản lý phí bảo trì
Phí bảo trì sẽ do chủ đầu tư và ban quản trị nhà chung cư chịu trách nhiệm quản lý.
- Chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm thu phí bảo trì của những người thuê hoặc mua căn hộ. Sau đó, chủ đầu tư sẽ nộp khoản phí này vào tài khoản tổ chức tín dụng mở tại Việt Nam để quản lý chi phí này trong thời hạn 7 ngày.
- Đối với khu chung cư đã bầu ban quản trị, nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao số tiền này và cả lãi suất tiền gửi cho ban quản trị. Ban quản trị sẽ có trách nhiệm quản lý và sử dụng theo các mục đích được quy định theo pháp luật.
- Khoản phí bảo trì chỉ sử dụng trong các hạng mục bảo trì phần sở hữu chung của tòa chung cư, không được sử dụng với mục đích khác.
- Đối với khu kinh doanh, chủ sở hữu sẽ sử dụng chi phí bảo trì vào đúng chức năng của khu này.
- Ban quản trị:
- Ban quản trị phải sử dụng chi phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục phương án quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định trong hội nghị nhà thường niên đã đề ra.
- Những trường hợp sử dụng không đúng theo quy định sẽ được xử lý theo pháp luật và có chính sách bồi thường thiệt hại cho khu chung cư.
- Khoản kinh phí bảo trì sẽ chuyển vào tài khoản của ban quản trị và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định.
Trang thiết bị được bảo trì trong nhà chung cư
>>>> Nội Dung Được Quan Tâm: Cách phân loại căn hộ chung cư theo quy định của nhà nước
5. Lưu ý về phí bảo trì căn hộ chung cư
Sau đây là những lưu ý về phí bảo trì căn hộ chung cư mà ban quản lý, chủ đầu tư cũng như cư dân toà nhà cần phải nắm rõ:
- Khi ngân sách bảo trì chung cư cạn kiệt, chủ đầu tư hay ban quản trị sẽ thông báo đóng kinh phí. Tuy nhiên trước khi thông báo, chủ đầu tư, ban quản trị cần tổ chức lấy ý kiến của người dân.
- Mọi chi phí bảo trì cần xuât hóa đơn thanh toán, chứng từ theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm báo cáo tài chính trong hội nghị nhà chung cư.
Bảo trì căn hộ chung cư
Trên đây là cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư và cũng như các thông tin về người chịu trách nhiệm quản lý khoản phí này. Nếu bạn vẫn còn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về phí bảo trì này thì hãy liên hệ ngay với VISAHO để được tư vấn cụ thể nhé!
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở chính: 12A, tòa VIGLACERA TOWER, số 1 Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Chi nhánh TP.HCM: Tầng 6 Tòa Miss AoDai, 21 Nguyễn Trung Ngạn, Tp Hồ Chí Minh
- Website: https://visaho.vn/
- Hotline: 024 3221 6336
>>>> Tham Khảo Ngay:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm