Tin tức

Tổng hợp quy định và giải pháp để tối ưu quỹ bảo trì chung cư

18/03/2024
Visaho
Visaho

Việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì luôn là vấn đề nhạy cảm, ẩn chứa nhiều rủi ro trong công tác quản lý dẫn đến thất thoát, lãng phí và gây tranh cãi cho cư dân. Vậy làm thế nào để tối ưu quỹ bảo trì chung cư? Hãy theo dõi bài viết này cùng Công ty quản lý tòa nhà Nhật Bản VISAHO để tìm hiểu câu trả lời nhé!

1. Khái niệm quỹ bảo trì chung cư

Căn cứ theo Điều 107 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc bảo trì nhà chung cư , có nội dung như sau:

  • Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
  • Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này; việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật này.
  • Nội dung bảo trì, quy định bảo trì và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

tối ưu quỹ bảo trì chung cư

Có thể hiểu, quỹ bảo trì chung cư là khoản tiền được cư dân chung cư đóng góp đều đặn để phục vụ cho việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các hạng mục thuộc sở hữu chung của tòa nhà.

>>>> Xem Thêm: Quy trình, dịch vụ quản lý chung cư

2. Những quy định pháp luật cần biết về quỹ bảo trì chung cư

Căn cứ theo Điều 32 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành thì chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để duy trì chất lượng của nhà ở và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Trong đó, phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mà người mua hoặc thuê nhà phải nộp là 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua và phải được quy định rõ trong hợp đồng mua bán hoặc thuê mua.

  • Trường hợp hư hỏng phần sở hữu riêng mà ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác thì chủ sở hữu có trách nhiệm sửa chữa các phần hư hỏng đó. Nếu chủ sở hữu không thực hiện sửa chữa theo đơn vị quản lý vận hành hoặc người được giao quản lý nhà chung cư được tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt đối với phần sở hữu riêng này. 
  • Trường hợp hư hỏng phần sở hữu chung trong khu vực thuộc sở hữu riêng thì chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ ban quản lý vận hành nhà chung cư, đơn vị thi công sửa chữa các hư hỏng này. 

Theo Điều 109 Luật Nhà ở 2014, trước khi thành lập ban quản trị, chủ đầu tư có trách nhiệm thu, chi và quản lý quỹ bảo trì; công khai thông tin các khoản thu, chi quỹ bảo trì cho người dân biết. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí vày và thông báo cho cơ quan quản lý nhà tại nơi có nhà chung cư biết. 

Sau khi thành lập, ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì (bao gồm lãi suất tiền gửi) cho ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định và phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở biết.

Khi hết phí bảo trì chung cư, ban quản lý chung cư sẽ tổ chức cuộc họp cư dân chung cư để các chủ sở hữu nhà chung cư thực hiện trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.

>>>> Xem Thêm: Những quy định sửa chữa nhà chung cư mà cư dân cần biết

3. Những giải pháp tối ưu việc sử dụng quỹ bảo trì chung cư

Để đảm bảo cuộc sống tại chung cư hoạt động bình thường và chất lượng, việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì cần được công khai và kiểm soát chặt chẽ. Tham khảo một số cách tối ưu quỹ bảo trì nhà chung cư để đảm bảo quỹ được duy trì ổn định và đủ để đáp ứng các nhu cầu bảo trì và sửa chữa khác trong tòa nhà:

  • Lập kế hoạch chi tiết cụ thể: Ban quản trị cần xây dựng kế hoạch chi tiêu quỹ bảo trì chi tiết, cụ thể cho từng hạng mục, dự án bảo trì, sửa chữa. Kế hoạch đó cần được công khai, minh bạch để cư dân nắm rõ và giám sát trong việc sử dụng quỹ.
  • Đánh giá hệ thống đầy đủ: Bao gồm việc đánh giá hệ thống quản lý tài chính, giám sát, pháp lý và nhà cung cấp dịch vụ. Việc đánh giá giúp ban quản lý phát hiện các sai sót và bất cập trong hệ thống quản lý quỹ bảo trì từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. 
  • Tối ưu hóa nguồn lực: Sử dụng quỹ bảo trì hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí cho chung cư, giảm gánh nặng tài chính cho cư dân. Đảm bảo các hạng mục chung của tòa nhà được bảo trì, sửa chữa kịp thời và nâng cao chất lượng dịch vụ cho cư dân sinh sống.
  • Tiến hành giám sát và bảo trì: Việc giám sát giúp phát hiện các sai phạm trong quá trình sử dụng quỹ bảo trì và có biện pháp xử lý kịp thời. Việc bảo trì giúp kéo dài tuổi thọ các hạng mục chung, giảm chi phí sửa chữa lớn trong tương lai và đảm bảo an toàn cho cư dân.

Tối ưu quỹ bảo trì nhà chung cư là công việc rất quan trọng trong quy trình quản lý tổ chức vận hành một chung cư của ban quản lý. Hy vọng bài viết này của VISAHO đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về quỹ bảo trì nhà chung cư.

>>>> Tiếp Tục Với:

Visaho
Visaho

Với tôi, có 2 thứ không thể thiếu đối với mọi nhà tiếp thị trong kỉ nguyên số: 1. Nắm vững các nguyên lý nền tảng Marketing 2. Am hiểu các công cụ số để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng

0 bình luận Tổng hợp quy định và giải pháp để tối ưu quỹ bảo trì chung cư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
30.280 +

Khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ

71

Năm kinh nghiệm trong lĩnh vực

289 +

Nhân viên và chuyên gia

89 +

Đối tác lớn trong và ngoài nước

Đầu trang

Số điện thoại
0.07907 sec| 2598.258 kb