An toàn lao động trong quản lý vận hành tòa nhà chung cư
An toàn lao động trong quản lý vận hành tòa nhà là yếu tố quan trọng hàng đầu được các nhà đầu tư chú trọng. Sự an toàn của cư dân, nhân viên không chỉ góp phần tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thể hiện trách nhiệm và uy tín của ban quản lý tòa nhà. Cùng Công ty quản lý tòa nhà Nhật Bản VISAHO tìm hiểu chi tiết hơn về các quy định này trong bài viết dưới đây.
1. Quy định của pháp luật về quản lý tòa nhà an toàn
Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BXD, là Thông tư về Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư vào năm 2019. Trong văn bản này, có những điều khoản mới nhất về quản lý và vận hành toà nhà, bao gồm cả quản lý an toàn toà nhà. Văn bản đã quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên như Chủ đầu tư, đơn vị quản lý, cư dân và khách ra vào toà nhà. Ngoài ra còn có nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên nhằm đảm bảo an toàn và xử lý sự cố cho toà nhà cũng được phân biệt và ghi rõ.
Quy định của pháp luật về quản lý an toàn chung cư
Thêm vào đó, Thông tư cũng đề cập đến các quy định cần tuân thủ về bảo trì bảo dưỡng và sử dụng cơ sở vật chất của toà nhà. Về mặt an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), pháp luật đã đưa ra các tiêu chuẩn riêng dành cho từng loại hình toà nhà. Điều này bao gồm việc đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất PCCC như bình cứu hoả, hệ thống PCCC tự động, hệ thống thoát hiểm và thoát nạn. Để đạt được mục tiêu này, các đơn vị quản lý tòa nhà cần thiết lập chuỗi các buổi đào tạo chuyên sâu hoặc phối hợp tổ chức diễn tập thực tế cùng các cơ quan chức năng. Điều này nhằm mục đích trang bị cho nhân viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống khi có cháy nổ.
2. An toàn lao động trong quản lý vận hành tòa nhà cần biện pháp gì?
2.1. Về nhân sự thực hiện kiểm soát rủi ro
Ban quản lý tòa nhà là những nhân sự phụ trách đảm bảo an toàn trong tòa nhà. Các nhân sự này được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhiệm vụ riêng biệt như: Kiểm tra an ninh, chữa cháy, bảo trì thiết bị, dọn dẹp…
Nhân sự làm công việc này cần có đầy đủ kỹ năng và kiến thức để thực hiện công việc hiệu quả, quản lý tốt các rủi ro. Ngoài ra, quản lý tòa nhà cần trang bị đủ dụng cụ và trang phục bảo hộ cho nhân viên để đảm bảo sự an toàn cho họ trong quá trình làm việc.
Nhân sự cần được trang bị đầy đủ kiến thức, chuyên môn
2.2. Đảm bảo an ninh cho người dân và tài sản
Quản lý an ninh là hoạt động cần thiết để đảm bảo môi trường sống an toàn cho người dân và tài sản trong tòa nhà. An ninh được quản lý chặt chẽ sẽ góp phần ngăn chặn tội phạm hiệu quả, giảm rủi ro tai nạn và tạo ra một không gian sống yên bình, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cư dân.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình đảm bảo an ninh, đội ngũ quản lý tòa nhà cần được đào tạo bài bản về các kỹ năng an ninh, chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, trong công tác an ninh, ban quản lý nên sử dụng công nghệ giám sát an ninh tiên tiến để tăng cường khả năng giám sát và phản ứng kịp thời. Quan trọng nhất, ban quản lý tòa nhà cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các vấn đề an ninh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Công tác đảm bảo an ninh trong tòa nhà
2.3. An toàn trong phòng cháy chữa cháy tại chung cư
Đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy trong chung cư luôn là mối quan tâm lớn của cư dân ở chung cư. Để quản lý phòng cháy chữa cháy một cách hiệu quả, ban quản lý chung cư cần kiểm tra và nâng cấp các thiết bị định kỳ như: Bình chữa cháy, hệ thống phun nước tự động, đường lối thoát hiểm… để đảm bảo hoạt động thoát hiểm được diễn ra thuận lợi nhất.
Đặc biệt, ban quản lý nên phối hợp với chủ đầu tư và cơ quan chức năng nhằm tổ chức các buổi diễn tập thực tế. Thông qua các buổi diễn tập này, nhân viên và cư dân sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống cần thiết để biết cách hành động an toàn trong trường hợp có sự cố cháy nổ xảy ra.
Ban quản lý cần thường xuyên tổ chức các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy
2.4. Vận động cư dân tuân thủ quy chế quản lý
Mỗi cư dân ở chung cư có văn hóa và thói quen sống khác nhau, vì vậy chắc chắn sẽ có sự khác biệt trong nhận thức và trách nhiệm. Chính vì lý do đó, ban quản lý chung cư cũng cần nỗ lực tuyên truyền và hướng dẫn cư dân về các quy tắc chung để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho mọi người. Chỉ khi có được sự hợp tác từ cư dân thì công tác quản lý mới thực sự diễn ra thuận lợi như mong muốn.
Tuyên truyền cho cư dân chung cư
3. Một số lưu ý quan trọng cần nắm
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quản lý vận hành tòa nhà chung cư mà nhà đầu tư cần nắm:
Thực hiện đánh giá nguy cơ: Ban quản lý nên đánh giá toàn diện các nguy cơ tiềm ẩn trong tòa nhà. Dựa trên kết quả đánh giá, ban quản lý có thể xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết để giải quyết kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó giúp bảo vệ tài sản và sức khỏe cư dân.
Kiểm tra và báo cáo sự cố: Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề mất an toàn, qua đó nhà đầu tư có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp và hạn chế tối đa hậu quả xảy ra. Bên cạnh đó, việc báo cáo kịp thời các sự cố và tai nạn lao động còn thể hiện trách nhiệm và sự chuyên nghiệp trong công tác quản lý của nhà đầu tư.
Đánh giá và cải thiện liên tục: Công tác đánh giá liên tục hoạt động quản lý tòa nhà giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt được hiệu quả của các biện pháp an toàn. Ngoài ra, ban quản lý cũng nên lắng nghe và tích cực thu thập và ghi nhận các phản hồi từ cư dân cũng như nhân viên để kịp thời phát hiện ra những điểm chưa phù hợp, đưa ra biện pháp khắc phục đúng đắn.
Ban quản lý tòa nhà cần thực hiện kiểm tra định kỳ, báo cáo
Trên đây là các quy định về an toàn lao động trong quản lý vận hành tòa nhà theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, đảm bảo an toàn trong tòa nhà không chỉ là trách nhiệm của ban quản trị mà là còn là nghĩa vụ của toàn cư dân. Đọc ngay các bài viết tiếp theo của VISAHO để biết được nhiều thông tin bổ ích!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm