Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì? Tìm hiểu chi tiết tính năng
Nội dung bài viết
- 1. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?
- 2. Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh BMS điều khiển và giám sát những hệ thống nào?
- 3. Cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh BMS
- 4. Tính năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS
- 5. Lợi ích mà hệ thống BMS mang lại
- 6. Ứng dụng BMS trong quản lý tòa nhà thông minh
- 7. Vì sao nên sử dụng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà?
Hiện nay, có rất nhiều chủ đầu tư đang áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS vì những tiện ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, để sử dụng BMS hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ cấu trúc cũng như những tính năng của hệ thống. Chính vì vậy, hãy cùng Công ty quản lý tòa nhà Nhật Bản VISAHO tìm hiểu rõ về hệ thống quản lý tthông minh BMS trong bài viết dưới đây.
>>>> Đăng Ký Tư Vấn: Dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà cao cấp
1. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là công nghệ quản lý tòa nhà thông minh cho phép bạn điều khiển, đồng bộ các hoạt động diễn ra trong tòa nhà. Mục đích chính của hệ thống này chính là đảm bảo cho các thiết bị trong tòa nhà được vận hành hiệu quả và kịp thời. Ngoài ra, BMS còn giúp công tác Quản lý vận hành bất động sản trở nên dễ dàng hơn khi hỗ trợ đồng bộ hệ thống quản lý môi trường, an ninh và quản lý các sự cố khác trong tòa nhà.
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS
2. Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh BMS điều khiển và giám sát những hệ thống nào?
BMS là một hệ thống quản lý tòa nhà rất hữu ích trong việc giúp khách hàng quản lý tòa nhà chung cư. Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh này thực hiện công việc điều khiển, giám sát các hệ thống như:
- Hệ thống phân phối điện, máy phát điện dự phòng
- Hệ thống ánh sáng
- Hệ thống máy lạnh, điều hòa thông gió
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống âm thanh
- Hệ thống kiểm tra ra vào, an ninh
Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh BMS
>>>> Tiếp Tục Với: Công nghệ quản lý tòa nhà thông minh| Giải pháp công nghệ 4.0
3. Cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh BMS
3.1 Cấp chấp hành
Cấp chấp hành của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh BMS gồm hai đầu: Đầu vào và đầu ra. Ở đầu vào, cấp chấp hành sẽ được thiết kế với hệ thống cảm biến, camera… Ngược lại, đầu ra sẽ bao gồm các thiết bị: Đèn, điều hòa, động cơ, loa…
Chức năng chính của cấp chấp hành đó chính là thực hiện đo lường, dẫn động và trong một số trường hợp cần thiết. Ngoài ra, cấp chấp hành còn có thể thực hiện chức năng chuyển đổi tín hiệu để hỗ trợ dịch vụ quản lý tòa nhà văn phòng, chung cư, quản lý trung tâm thương mại cũng như quản lý vận hành trường học.
Cấp chấp hành
3.2 Cấp điều khiển
Cấp điều khiển của BMS còn được gọi là cấp trường (Field level) dựa vào hệ thống điều khiển, cảm biến, xử lý và truyền đạt thông tin của mình. Ở cấp này thường chứa đựng các thiết bị như: DDC, PLC, PAC,... Do đó, nhiệm vụ chính của cấp điều khiển là tiếp nhận, thông tin và xử lý dữ liệu để đem kết quả đến các bộ phận chấp hành.
Cấp điều khiển
3.3 Cấp điều khiển giám sát
Chức năng nổi bật của cấp điều khiển giám sát là giúp ban quản lý tòa nhà kiểm tra và vận hành các quá trình hoạt động của hệ thống kỹ thuật. Bên cạnh đó, cấp này còn có thể thực hiện được bài toán điều khiển cao cấp theo công thức nhất định. Đặc biệt, cấp điều khiển giám sát chỉ yêu cầu máy tính thông thường và không đòi hỏi các thiết bị cứng khác.
Cấp điều khiển giám sát
4. Tính năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS
Bên cạnh các đặc điểm và cấu trúc nêu trên, hệ thống quản lý tòa nhà BMS còn có một số tính năng vượt trội như:
- Duy trì các thiết bị thông minh trong tòa nhà ở trạng thái hoạt động hiệu quả, đồng bộ
- Có khả năng điều khiển ứng dụng trên hệ thống bằng cáp điều khiển, giao thức mạng
- Các hệ thống phòng cháy, chữa cháy, an ninh… được kết nối thông qua giao diện mở với các ngôn ngữ tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo thuận tiện cho việc điều khiển
- Kiểm tra được tình trạng môi trường, không khí trong tòa nhà
- Có chức năng báo cáo, tổng hợp các thông tin liên quan đến tòa nhà
- Đưa ra các cảnh báo kịp thời trước khi những sự cố xảy ra
- Hỗ trợ sao lưu, soạn thảo các chương trình, dữ liệu của tòa nhà
- Sẵn sàng đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Chức năng của hệ thống BMS
>>>> Đọc Thêm: Bảo trì kĩ thuật tòa nhà là gì? Quy trình & chi phí bảo trì chi tiết
5. Lợi ích mà hệ thống BMS mang lại
Nếu bạn cần hỗ trợ trong công tác quản lý vận hành tòa nhà thì BMS chính là giải pháp quản lý chung cư, tòa nhà thông minh mà bạn không thể bỏ qua. Những lợi ích mà hệ thống này mang lại có thể kể đến như:
- Đảm bảo cho các thiết bị, máy móc trong tòa nhà được hoạt động một cách tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm
- Đảm bảo các thiết bị cơ - điện hoạt động tốt, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của dân cư trong tòa nhà
- Kiểm soát, giám sát tình trạng của tòa nhà
- Tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động của tòa nhà
- Giảm thiểu tối đa các công việc liên quan đến quản lý, vận hành tòa nhà
- Có thể làm giảm các khoản phí để chi trả cho vấn đề nhân lực
- Tăng hiệu suất làm việc
Lợi ích của hệ thống BMS
>>>> Không nên bỏ qua: Dịch vụ tư vấn kỹ thuật tòa nhà
6. Ứng dụng BMS trong quản lý tòa nhà thông minh
Với các tính năng và lợi ích kể trên, BMS luôn là một trong những lựa chọn công nghệ hàng đầu mà các BQL lựa chọn cho công việc của mình. Đó cũng chính là lý do giúp hệ thống BMS được ứng dụng nhiều trong các dự án như:
- Các tòa nhà cao ốc, văn phòng làm việc, trung tâm thương mại
- Các tòa hành chính công cộng
- Bệnh viện, tòa nhà dược phẩm
- Nhà ga, tàu điện ngầm
- Các khách sạn, trường học, nhà hàng
- Các trung tâm thông tin, sân bay
- Các nhà máy điện…
Ứng dụng BMS trong quản lý tòa nhà thông minh
7. Vì sao nên sử dụng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà?
Việc sử dụng hệ thống BMS trong quy trình quản lý tòa nhà đang dần trở nên phổ biến. Bên cạnh việc cung cấp cho người dùng những tính năng ưu việt, BMS còn mang lại nhiều tiện ích như:
- Khả năng đơn giản hóa các khâu vận hành giúp người dùng giảm thiểu các công việc phải lặp đi lặp lại
- Cảnh báo, giảm các sự cố có thể xảy ra
- Báo cáo, tổng hợp các vấn đề liên quan đến hoạt động của tòa nhà, giúp cho việc quản lý, vận hành đơn giản hơn
- Kịp thời báo cáo để chủ tòa nhà nhanh chóng bảo trì hệ thống kỹ thuật, khắc phục và sửa chữa các sự cố xảy ra
- Hệ thống hóa các công việc, góp phần tiết kiệm các chi phí về quản lý và nhân sự
- Giảm tối thiểu các công việc thủ công, tiết kiệm thời gian, công sức
- BMS có khả năng phù hợp với nhiều dạng tòa nhà và nhu cầu của khách hàng
Những tiện ích mà Hệ thống BMS đem lại
Trên đây là các thông tin về hệ thống quản lý tòa nhà BMS, hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức thật hữu ích về công nghệ này. Nếu bạn cần được tư vấn hoặc biết thêm về các thông tin liên quan đến quản lý tòa nhà thông minh, hãy liên hệ ngay với VISAHO qua số hotline 024 3221 6336 này nhé!
>>>> Các Bài Viết Liên Quan:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm