Bảo vệ trung tâm thương mại đảm nhận những nhiệm vụ gì?
Bảo vệ trung tâm thương mại có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho toàn bộ toà nhà TTTM. Vậy nhiệm vụ của đội ngũ bảo vệ tại từng khu vực sẽ gồm những gì? Hãy cùng Công ty quản lý tòa nhà Nhật Bản VISAHO giải đáp thật chi tiết trong bài viết dưới đây.
>>>> Bài Viết Được Quan Tâm: Vai trò và công tác quản lý vận hành bất động sản
1. Nhiệm vụ nhân viên bảo vệ tại cổng hành chính trung tâm thương mại
Để quản lý tòa nhà trung tâm thương mại hoạt động ổn định và chuyên nghiệp nhất, nhân viên bảo vệ là một nhân tố vô cùng quan trọng. Đội bảo vệ giúp điều hành trật tự các vấn đề xoay quanh trung tâm thương mại như đăng ký ra vào, kiểm tra người ra vào, hàng hóa. Cụ thể:
1.1 Đăng ký ra vào
Lượng khách ra vào trong một ngày của trung tâm thương mại là rất lớn, do đó, công tác quản lý trung tâm thương mại cần siết chặt an ninh và kiểm soát lưu lượng người. Nhân viên bảo vệ sẽ thực hiện kiểm tra việc đăng ký ra vào bằng cách giữ các giấy tờ cá nhân, ghi chép giờ vào và ra khỏi trung tâm thương mại. Cụ thể, việc đăng ký ra vào áp dụng với các đối tượng:
- Khách đến liên hệ công tác: Khi tiếp nhận khách đến công tác tại trung tâm, nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ liên hệ với bộ phận mà khách đến công tác, thông báo rõ ràng tên, chức danh của người khách. Sau đó, bảo vệ sẽ phát thẻ ra vào và hướng dẫn khách ngồi chờ để đợi bộ phận liên quan.
- Nhà thầu công ty cung cấp dịch vụ: Đối với nhà thầu, đầu tiên, đội ngũ bảo vệ xác nhận tên và báo cáo với nhân viên phụ trách vấn đề này của trung tâm. Việc còn lại của bảo vệ khi nhân viên phụ trách đi cùng với nhân viên nhà thầu đến nơi làm việc là tiến hành quan sát, bảo đảm an toàn với những dụng cụ của nhà thầu.
- Nhân viên tiếp thị của nhà cung cấp: Tại cổng hành chính của trung tâm, bảo vệ sẽ lập danh sách nhân viên tiếp thị đi vào trung tâm, sau đó phát thẻ và thu lại vào cuối ngày. Hơn nữa, về vấn đề trang phục, nhân viên tiếp thị của mỗi đơn vị phải có một đồng phục nhất định để bảo vệ dễ dàng kiểm soát hơn.
Nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm vấn đề đăng ký ra vào tại siêu thị
1.2 Kiểm tra người ra vào
Qua việc kiểm soát, nhân viên bảo vệ có thể phát hiện được một số đối tượng khả nghi có hành vi xấu đối với trung tâm. Một số công việc mà nhân viên bảo vệ cần làm để kiểm tra người ra vào là:
- Kiểm tra vấn đề quẹt thẻ, đồng phục của nhân viên xem có đúng bộ phận đang làm hay không
- Kiểm tra và bảo đảm tài sản, đồ dùng cá nhân của nhân viên gửi tại tủ đồ.
- Tận tình hướng dẫn khách tham quan, báo cáo với đơn vị liên quan phụ trách.
- Có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, áp dụng các quy định, nguyên tắc của trung tâm mọi lúc mọi nơi.
- Ghi nhận chính xác thời gian ra vào của nhân viên cũng như khách hàng đến với trung tâm thương mại cũng như bàn giao lại sổ sau mỗi ca trực.
- Khi xác nhận có tín hiệu báo động, nhân viên bảo vệ phải lập tức phát hiện khu vực cũng như có biện pháp xử lý nhanh chóng nhất.
- Với mỗi khách hàng ra vào, nhân viên kiểm tra kỹ càng đồ dùng, dụng cụ mà người khách mang vào.
- Nhân viên bảo vệ yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ cá nhân, tài sản, vật dụng.
- Tất cả mọi nhân viên sau tan làm đều phải được kiểm tra tài sản trước khi ra về để tránh hiện tượng lấy cắp tài sản trong siêu thi mang ra ngoài.
1.3 Dán tem hàng hóa và kiểm tra giấy phép ra vào
Dán tem hàng hóa là yêu cầu bắt buộc để kiểm soát chính xác lượng hàng hóa sau quá trình xuất, nhập sản phẩm. Khi đó, công việc của nhân viên bảo vệ sẽ dễ dàng hơn khi kiểm tra, đối chiếu với danh sách hàng hóa được cung cấp. Sau đó, bảo vệ phải lưu giữ báo cáo kiểm tra và cuối ngày báo với với bên ban quản lý trung tâm thương mại.
Nhân viên bảo vệ phải kiểm tra hàng hóa xuất nhập một cách chính xác, cụ thể
Về giấy phép ra vào hàng hóa tại cổng, nhân viên bảo vệ phải quản lý chính xác để tránh hiện tượng thất lạc, mất cắp ảnh hưởng đến uy tín của trung tâm. Hơn nữa, việc quản lý giấy phép ra vào của sản phẩm của bảo vệ phải được báo cáo hàng tuần với Ban giám đốc của siêu thị, trung tâm thương mại.
>>>> Xem Ngay: Quy trình quản lý tòa nhà chuyên nghiệp được thực hiện như thế nào?
2. Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tại cổng dành cho khách hàng
Bên cạnh nhiệm vụ quản lý tại cổng hành chính của trung tâm thương mại, nhân viên bảo vệ còn có nhiệm vụ quản lý tại cổng dành cho khách hàng. Một số nhiệm vụ mà nhân viên bảo vệ cần thực hiện để đảm bảo trật tự cho trung tâm thương mại là:
- Nhân viên bảo vệ luôn có tác phong nhanh nhẹn, đúng mực, niềm nở khi tiếp xúc với khách hàng.
- Chú ý, cẩn trọng đối với khách hàng có những biểu hiện bất thường, gây nguy hiểm đối với những khách hàng khác và trung tâm thương mại.
- Thường xuyên kiểm tra, quản lý trật tự của mỗi khu vực trong siêu thị để đảm bảo an toàn nhất với khách hàng.
- Bảo vệ phải hướng dẫn khách hàng đến những khu vực họ đang tìm kiếm để mua hàng.
- Tận tình hướng dẫn khách hàng đến bộ phận chăm sóc khách hàng khi họ có những phản hồi cũng như liên quan đến một số vấn đề khác như đổi trả hàng hóa khuyến mại...
- Liên lạc với những bộ phận khác để giữ vững trật tự tổng thể của siêu thị.
- Kiểm tra tài sản, vật dụng của khách hàng trong những trường hợp cần thiết
- Nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ theo dõi tổng quát các khu vực cả trong và ngoài siêu thị.
Nhân viên bảo vệ niềm nở chào đón khách hàng tới trung tâm thương mại
>>>> Tham Khảo Chi Tiết: Top 10 công ty dịch vụ quản lý tòa nhà văn phòng, chung cư cao cấp
3. Nhiệm vụ tuần tra trung tâm thương mại
Nhiệm vụ tuần tra trung tâm thương mại là một công việc quan trọng của đội ngũ nhân viên bảo vệ. Để đảm bảo duy trì an ninh của toàn bộ trung tâm cũng như phát hiện những yếu tố bất thường diễn ra trong siêu thị, bảo vệ cần thực hiện:
- Quản lý, kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa, tránh hiện tượng nhân viên hoặc khách hàng gian lận trong khâu trao đổi sản phẩm.
- Tuần tra, nhắc nhở những vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như an toàn của khách hàng như ngồi trên xe đẩy hàng, ăn uống vứt rác bừa bãi...
- Quan sát, theo dõi những đối tượng có hành động gian lận, trộm cắp hàng hóa để báo cáo và xử lý ngay lập tức.
- Nếu thấy bộ phận nhân viên không mặc đồng phục đúng quy định hoặc ăn uống không phải tại khu vực dành cho nhân viên thì bảo vệ có trách nhiệm nhắc nhở, lập báo cáo để xử phạt.
- Phát hiện hiện tượng hàng hóa sắp xếp không theo trật tự nhất định nhân viên bảo vệ cần chú ý sắp xếp lại cẩn thận.
- Tại khu vực quầy thu ngân:
- Nhân viên bảo vệ cũng có trách nhiệm kiểm tra khu vực này thường xuyên. Hơn nữa, bảo vệ phải đảm bảo lượng hàng xuất, hóa đơn thanh toán phải chính xác.
- Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ còn là kiểm tra ngẫu nhiên đơn hàng trong ngày để tính chính xác trong công việc của nhân viên thanh toán mang tính khách quan hơn.
- Quản lý, kiểm tra nhân viên thu ngân khi sắp xếp hoặc thanh toán hàng hóa.
- Hơn nữa, bảo vệ cũng cần đảm bảo rằng các thùng hàng luôn ở trạng thái niêm phong khi đưa vào siêu thị.
- Nhân viên bảo vệ phải kiểm tra hàng hóa, sản phẩm một cách chính xác, khách quan.
Nhân viên tuần tra tại trung tâm thương mại
4. Nhiệm vụ bảo vệ tại vị trí nhập hàng hóa
Tại vị trí nhập hàng hóa, nhân viên bảo vệ cần thực hiện các nhiệm vụ sau để quá trình quản lý hàng hóa diễn ra chính xác nhất:
- Ghi chép đầy đủ số lượng, chủng loại của từng hàng hóa, chú ý là riêng biệt với nhân viên giao hàng. Bởi nếu có sự bất thường nào, hai bên có thể đối chiếu, so sánh với nhau.
- Bảo vệ còn có nhiệm vụ nhắc nhở nhân viên giao hàng đảm bảo hàng hóa còn nguyên vẹn sau quá trình vận chuyển bằng cách niêm phong, đóng gói cẩn thận.
- Nhắc nhở đơn vị giao hàng thống kê đầy đủ giấy tờ hành chính của sản phẩm.
- Mỗi cá nhân bên đơn vị giao hàng đều phải có thẻ thì mới được bảo vệ cho phép thực hiện nhiệm vụ.
- Biên bản đối chiếu đều phải được nộp cho Ban giám đốc trung tâm thương mại.
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tại vị trí nhập hàng
>>>> Bạn Sẽ Cần: Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh BMS hỗ trợ quản lý TTTM
5. Lưu ý quan trọng đối với bảo vệ trung tâm thương mại
Với mỗi khu vực tại trung tâm thương mại, nhân viên bảo vệ đều phải có những kế hoạch cụ thể để đảm bảo an ninh cho toàn bộ siêu thị. VISAHO xin được liệt kê một số lưu ý với từng khu vực làm việc của bộ phận nhân viên bảo vệ:
- Vị trí cổng chính: Nhân viên bảo vệ cần nắm rõ những thông tin về việc đăng ký ra vào của khách hàng cũng như nhân viên siêu thị một cách chính xác, số liệu cụ thể. Hơn nữa, với một số trường hợp cụ thể như khách đối tác, bảo vệ đều phải lưu giữ giấy tờ cá nhân của người đó để phục vụ công tác đối chiếu, so sánh cuối ngày.
- Vị trí tuần tra: Đảm bảo công tác tuần tra diễn ra thường xuyên. Bảo vệ phải chú ý nhắc nhở những đối tượng không chấp hành quy định của tòa nhà. Và chú ý rằng, bảo vệ luôn luôn phải báo cáo đến ban giám đốc của trung tâm thương mại.
- Vị trí giao nhận hàng hóa: Nhân viên bảo vệ lưu ý tại khu vực này phải ghi chép rõ ràng, cụ thể các hóa đơn giao nhận tất cả các sản phẩm. Hơn nữa, nhân viên bảo vệ phải chú ý nhắc nhở nhân viên bảo vệ gói hàng trong thời gian vận chuyển. Một lưu ý quan trọng hơn nữa là cấm các nhân viên hút thuốc trong quá trình giao nhận sản phẩm.
Một số lưu ý đối với bảo vệ trung tâm thương mại
Với những thông tin mà VISAHO cung cấp, hy vọng bạn sẽ có nắm rõ được nhiệm vụ của đội ngũ bảo vệ trung tâm thương mại. Nếu bạn đang tìm một đơn vị quản lý trung tâm thương mại chuyên nghiệp thì xin vui lòng liên hệ hotline 024 3221 6336 để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé!
>>>> Bài Viết Hữ u Ích:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm