Ban quản trị và ban quản lý chung cư có giống nhau không? So sánh&phân biệt
Ban quản trị và ban quản lý chung cư là hai tổ chức quan trọng trong việc quản lý, vận hành nhà chung cư. Tuy nhiên, người dân thuê chung cư vẫn thường nhầm lẫn hai thuật ngữ này với nhau. Vậy ban quản lý và Ban quản trị chung cư có giống nhau không? Tìm hiểu chi tiết để phân rõ hai khái niệm này cùng Công ty quản lý tòa nhà Nhật Bản Visaho nhé!
1. Ban quản trị và Ban quản lý có giống nhau không?
Ban quản lý và Ban quản trị được thành lập đều nhằm đảm bảo trong việc tổ chức công tác quản lý chung cư, việc vận hành được trơn tru, đồng thời để tăng sự trải nghiệm của các cư dân trong các tòa nhà chung cư. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này rất dễ gây nhầm lẫn và khó phân biệt khiến cho các cư dân trong chung cư phân vân không biết nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ đâu.
Ban quản trị có phải là Ban quản lý chung cư?
Ban quản trị và ban quản lý chung cư là hai bộ phận hoàn toàn khác nhau:
- Ban quản trị có thể hiểu là một cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu chung cư, có tư cách pháp nhân, thực thi quyền và trách nhiệm theo Luật nhà ở và được bầu ra trong cuộc họp toàn thể chủ sở hữu với các tiêu chuẩn thành viên ban quản trị chung cư được pháp luật quy định.
- Ban quản lý là đơn vị được chủ đầu tư hoặc Ban quản trị của toà nhà chung cư đó thuê lại hoặc ký hợp đồng để thực hiện quản lý vận hành. Để biết rõ hơn về chi tiết so sánh và cách phân biệt hai thuật ngữ này, mời bạn đọc mục bên dưới
>>>> Đọc Về: Ban quản lý tòa nhà là gì? Chức năng, nhiệm vụ & sơ đồ quản lý
2. Phân biệt Ban quản trị và Ban quản lý chung cư
Việc hiểu rõ hơn về Ban quản lý và Ban quản trị sẽ giúp bạn nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành nhà chung cư. Chi tiết mời bạn theo dõi bảng sau:
Ban quản trị | Ban quản lý | |
Khái niệm | Tổ chức đại diện cho chủ sở hữu nhà chung cư, có tư cách pháp nhân, làm việc dựa trên pháp luật. | Đơn vị đứng ra quản lý các hoạt động của tòa nhà chung cư đó, dựa trên yêu cầu của ban quản trị. |
Cách thức thành lập | Được bầu ra trong cuộc họp toàn thể chủ sở hữu nhà chung cư và người dân sinh sống tại chung cư đó. | Được Ban quản trị thuê hoặc ký kết hợp động để đứng ra tổ chức quản lý vận hành nhà chung cư. |
Quyền hạn | - Quản lý và sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật. - Đôn đốc chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải tuân theo các quy nội quy của chung cư. - Thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư theo quy định của Hội nghị nhà chung cư. - Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành chung cư với chủ đầu tư. | - Thực hiện quản lý, vận hành nhà chung cư theo quy định và hợp đồng đã ký kết với Ban quản trị. - Thực hiện hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của tòa chung cư. - Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư theo thoả thuận của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư |
Trách nhiệm | - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và các chủ sở hữu nhà chung cư. - Lấy ý kiến góp ý của người dân trong chung cư về việc quản lý nhà chung cư từ đó đại diện người dân bày tỏ, góp ý cho quá trình quản lý, vận hành. | - Chịu trách nhiệm trước Ban quản trị nhà chung cư. - Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho cư dân, giải quyết các vấn đề pháp sinh trong quá trình quản lý, vận hành nhà chung cư. - Định kỳ 6 tháng phải báo cáo công khai về công tác và tình hình quản lý vận hành nhà chung cư với Ban quản trị. - Đảm bảo công tác quản lý, vận hành diễn ra bình thường, trơn tru. |
Yêu cầu đối với thành viên | Chủ sở hữu của tòa nhà chung cư, chủ sở hữu hoặc người dân sinh sống tại đó. | Phải bao gồm đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn về quản lý và vận hành nhà chung cư. |
Tóm lại, Ban quản trị và Ban quản lý chung cư là hai bộ phận rất quan trọng nhưng khác nhau trong việc quản lý nhà chung cư. Các chủ sở hữu hoặc người dân sinh sống trong chung cư cần nắm chắc và phân biệt được hai khái niệm này để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ đúng đơn vị.
>>>> Tiếp Tục Với:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm